Tuần qua, cả Facebook lẫn Google đều thay đổi chính sách bảo mật. Trong khi Facebook tìm cách cho phép bất kỳ ai cũng có thể tìm kiếm tên của người dùng thông qua mạng xã hội này thì Google lại muốn sử dụng hình ảnh, họ tên của người dùng cho quảng cáo. Những động thái này một lần nữa cho thấy các mạng xã hội đang muốn làm chủ danh tính người dùng. Điều gì đang xảy ra?
Mối lo ngại về danh tính thật
Đối với các mạng xã hội như Facebook, họ muốn tạo ra cái gọi là “một xã hội ảo” bằng cách trở thành nền tảng mà mọi người đều sử dụng với danh tính thật. Google và Microsoft cũng vậy. Mục đích của các mạng xã hội là sẽ sử dụng những thông tin này để tạo ra lợi nhuận, thông qua phân tích thông tin để quảng cáo…, nói chung là làm marketing.
Nếu điều này trở thành sự thật, người dùng sẽ không thể đăng ký tài khoản mà không cung cấp các chứng thực danh tính, như số CMND chẳng hạn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại rằng người dùng thông thường không ý thức được sức mạnh của những thông tin mà họ chia sẻ trên mạng, cũng như không biết được khi nào các thông tin này bị lợi dụng.
Thông qua các thông tin sử dụng hằng ngày của người dùng - hoàn toàn có thể phân tích được sở thích, thói quen, các mối quan hệ của từng người - kết hợp với danh tính thật, mạng xã hội dễ dàng trở thành một kho dữ liệu cá nhân khổng lồ. Khi đó, các công ty sở hữu những kho dữ liệu này biết rõ về bạn hơn cả chính bạn.
Tính chất ẩn danh của mạng Internet
Năm 2011, Chris Poole từng chỉ trích các mạng xã hội rằng họ không hiểu được tính chất của danh tính trên mạng. Theo Poole, danh tính của người dùng trên Internet không phải là “một tấm gương phản chiếu” với danh tính thật ngoài đời của người dùng mà là “viên kim cương nhiều mặt”.
Theo đó, người dùng sẽ có thể sở hữu nhiều danh tính, đại diện cho nhiều cách biểu hiện cá nhân khác nhau. Họ sẽ phải hy sinh tự do biểu hiện và tính sáng tạo của mình nếu phải sử dụng danh tính thật. Chris Poole nổi tiếng với nickname Moot, người sáng lập trang mạng chia sẻ hình ảnh nặc danh 4chan.
Có thể hiểu chính sách ẩn danh của Moot và 4chan là Internet đã tạo ra một nơi mà người dùng không phải chịu sức ép xã hội với cá nhân họ. Nơi đó, họ có thể làm những việc mà họ không chịu trách nhiệm cũng như không có sự tương tác trực tiếp giữa người và người. Điều này có thể tạo ra một diễn đàn tự do ngôn luận tuyệt đối cho cư dân mạng nhưng cũng cho phép những mặt đen tối nhất của con người thể hiện.
4chan và các anh em của nó đã mở ra cả một trào lưu văn hóa mạng tràn đầy tính chất hài hước thông qua các meme (tấm hình đi kèm thông điệp), các nội dung đa dạng không có giới hạn sáng tạo. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tồn tại “thói bắt nạt” trên mạng và phép lịch sự gần như tối thiểu. 4chan cũng chính là nơi khởi nguồn của Anonymous, tổ chức hacker khét tiếng nặc danh, không mục đích, không lãnh đạo.
Cùng chính sách nặc danh và với sự tinh lọc kỹ hơn, mạng microblog Twitter lại có thể trở thành nền tảng lý tưởng cho các tổ chức và cá nhân muốn tự do Internet. Tuy nhiên, Twitter cũng đang chịu sức ép về việc làm sao có thể kiếm ra tiền từ dịch vụ của mình.
Một thỏa hiệp chấp nhận được
Nhiều ý kiến cho rằng để đảm bảo sự phát triển của các dịch vụ mạng như mạng xã hội, người dùng cũng phải nên chấp nhận chia sẻ phần nào dữ liệu của mình. Ngược lại, cũng có nhiều ý kiến phản bác ý định này, cho rằng luôn có một giải pháp khác để kiếm tiền mà vẫn có thể giữ được tính bảo mật cho người dùng, như người dùng phải trả tiền chẳng hạn. Song, liệu bạn có sẵn sàng trả tiền để xài dịch vụ vốn miễn phí như dịch vụ tìm kiếm của Google, Bing hay email của Gmail, Yahoo?
Cuộc tranh luận như vậy vẫn chưa có hồi kết. Điều quan trọng nhất mà hầu hết các ý kiến đều đồng ý là người dùng mạng phải ý thức được về dữ liệu cá nhân của mình. Nhất là khi ngày nay, với hoạt động mạnh của các hacker và những chương trình tình báo, người dùng không bao giờ biết được điều gì sẽ xảy ra với dữ liệu của mình.
Mối lo ngại về danh tính thật
Mạng xã hội sẽ trở thành nền tảng lưu trữ và quản lý danh tính thật của người dùng. Nguồn: Dự án nghệ thuật “Social ID Bureau” của Tobias Leingruber.
Từ lâu, các công ty mạng đã muốn thúc đẩy xu hướng buộc người dùng sử dụng danh tính thật. Ý định này xuất hiện cùng thời điểm phong trào mạng xã hội trỗi dậy.Đối với các mạng xã hội như Facebook, họ muốn tạo ra cái gọi là “một xã hội ảo” bằng cách trở thành nền tảng mà mọi người đều sử dụng với danh tính thật. Google và Microsoft cũng vậy. Mục đích của các mạng xã hội là sẽ sử dụng những thông tin này để tạo ra lợi nhuận, thông qua phân tích thông tin để quảng cáo…, nói chung là làm marketing.
Nếu điều này trở thành sự thật, người dùng sẽ không thể đăng ký tài khoản mà không cung cấp các chứng thực danh tính, như số CMND chẳng hạn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại rằng người dùng thông thường không ý thức được sức mạnh của những thông tin mà họ chia sẻ trên mạng, cũng như không biết được khi nào các thông tin này bị lợi dụng.
Thông qua các thông tin sử dụng hằng ngày của người dùng - hoàn toàn có thể phân tích được sở thích, thói quen, các mối quan hệ của từng người - kết hợp với danh tính thật, mạng xã hội dễ dàng trở thành một kho dữ liệu cá nhân khổng lồ. Khi đó, các công ty sở hữu những kho dữ liệu này biết rõ về bạn hơn cả chính bạn.
Tính chất ẩn danh của mạng Internet
Năm 2011, Chris Poole từng chỉ trích các mạng xã hội rằng họ không hiểu được tính chất của danh tính trên mạng. Theo Poole, danh tính của người dùng trên Internet không phải là “một tấm gương phản chiếu” với danh tính thật ngoài đời của người dùng mà là “viên kim cương nhiều mặt”.
Theo đó, người dùng sẽ có thể sở hữu nhiều danh tính, đại diện cho nhiều cách biểu hiện cá nhân khác nhau. Họ sẽ phải hy sinh tự do biểu hiện và tính sáng tạo của mình nếu phải sử dụng danh tính thật. Chris Poole nổi tiếng với nickname Moot, người sáng lập trang mạng chia sẻ hình ảnh nặc danh 4chan.
Có thể hiểu chính sách ẩn danh của Moot và 4chan là Internet đã tạo ra một nơi mà người dùng không phải chịu sức ép xã hội với cá nhân họ. Nơi đó, họ có thể làm những việc mà họ không chịu trách nhiệm cũng như không có sự tương tác trực tiếp giữa người và người. Điều này có thể tạo ra một diễn đàn tự do ngôn luận tuyệt đối cho cư dân mạng nhưng cũng cho phép những mặt đen tối nhất của con người thể hiện.
4chan và các anh em của nó đã mở ra cả một trào lưu văn hóa mạng tràn đầy tính chất hài hước thông qua các meme (tấm hình đi kèm thông điệp), các nội dung đa dạng không có giới hạn sáng tạo. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tồn tại “thói bắt nạt” trên mạng và phép lịch sự gần như tối thiểu. 4chan cũng chính là nơi khởi nguồn của Anonymous, tổ chức hacker khét tiếng nặc danh, không mục đích, không lãnh đạo.
Cùng chính sách nặc danh và với sự tinh lọc kỹ hơn, mạng microblog Twitter lại có thể trở thành nền tảng lý tưởng cho các tổ chức và cá nhân muốn tự do Internet. Tuy nhiên, Twitter cũng đang chịu sức ép về việc làm sao có thể kiếm ra tiền từ dịch vụ của mình.
Một thỏa hiệp chấp nhận được
Nhiều ý kiến cho rằng để đảm bảo sự phát triển của các dịch vụ mạng như mạng xã hội, người dùng cũng phải nên chấp nhận chia sẻ phần nào dữ liệu của mình. Ngược lại, cũng có nhiều ý kiến phản bác ý định này, cho rằng luôn có một giải pháp khác để kiếm tiền mà vẫn có thể giữ được tính bảo mật cho người dùng, như người dùng phải trả tiền chẳng hạn. Song, liệu bạn có sẵn sàng trả tiền để xài dịch vụ vốn miễn phí như dịch vụ tìm kiếm của Google, Bing hay email của Gmail, Yahoo?
Cuộc tranh luận như vậy vẫn chưa có hồi kết. Điều quan trọng nhất mà hầu hết các ý kiến đều đồng ý là người dùng mạng phải ý thức được về dữ liệu cá nhân của mình. Nhất là khi ngày nay, với hoạt động mạnh của các hacker và những chương trình tình báo, người dùng không bao giờ biết được điều gì sẽ xảy ra với dữ liệu của mình.
Cả Facebook lẫn Google đều muốn tận dụng Các thay đổi vừa qua trong chính sách bảo mật của Facebook xoay quanh việc cho phép người dùng có thể tìm kiếm những người dùng khác bằng tên họ. Tính năng này vốn là một lựa chọn mà người dùng có thể tinh chỉnh. Tuy tính năng nêu trên mặc định là “không” cho những ai không đụng đến lựa chọn này từ ban đầu nhưng thay đổi gần đây lại sẽ đảo ngược điều đó.Trong khi đó, Google muốn cho phép các hãng quảng cáo sử dụng hình ảnh và tên của người dùng để hiển thị bên cạnh các đánh giá mặt hàng hoặc dịch vụ được tìm kiếm trên Google, YouTube hay mạng xã hội Google+. |
Theo NLĐ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét