Bài viết này cung cấp cho các bạn một số thủ thuật liên quan đến máy Nokia một cách đầy đủ và chính xác. Bảo đảm là nhiều thủ thuật trong bài viết này mới được "bật mí" lần đầu tiên.
+ Các mã số bí mật của máy Nokia:
*efr0# (*3370#)
Kích hoạt chế độ EFR (Enhanced Full Rate codec), cho chất lượng âm thoại tốt hơn, đồng nghĩa với việc tốn pin hơn trong khi đàm thoại (thời gian đàm thoại của pin sẽ giảm từ 5% - 10%). Máy Nokia sẽ khởi động lại để chế độ này có hiệu lực.
#efr0# (#3370#)
Không dùng chế độ EFR. Phải khởi động lại.
*hrc0# (*4720#)
Kích hoạt chế độ HRC (Half Rate Codec), chất lượng âm thoại sẽ kém hơn bình thường, bù lại sẽ đỡ tốn pin hơn trong khi đàm thoại (thời gian đàm thoại của pin sẽ tăng khoảng 30%). Phải sẽ khởi động lại.
#hrc0# (#4720#)
Không dùng chế độ HRC. Phải khởi động lại.
*#0000#
Xem thông tin về phần mềm (firmware) của máy. Thông tin gồm 3 dòng.
+ Phiên bản (version).
+ Ngày sản xuất.
+ Tên của phần mềm (chẳng hạn như NHL-6 đối với máy Nokia 6800).
*#srn0# (*#7760#)
Xem số xê-ri của sản phẩm (PSN).
*#war0anty# (*#92702689#)
Xem các thông tin bảo hành của máy. Thông tin này bao gồm năm hoặc sáu menu, tùy theo từng loại máy.
+ 1 (Serial Number): Số IMEI (International Mobile station Equipment Identity) của máy.
+ 2 (Made): Ngày máy được xuất xưởng.
+ 3 (Purchasing Date): Ngày mua máy. Lưu ý: bạn có thể nhập ngày mua máy vào bằng cách chọn menu Edit, nhưng chỉ nhập vào được một lần thôi và không thể sửa được.
+ 4 (Repaired): Ngày sửa máy lần sau cùng. Thông tin này do nơi bảo hành nhập vào mỗi khi bạn mang máy đến hãng để bảo hành hoặc sửa chữa.
+ 5 (Transfer User Data): Chuyển toàn bộ các thông tin được lưu trong máy sang máy tính để lưu trữ trước khi tiến hành sửa chữa máy hoặc nạp lại phần mềm. Các máy Nokia đời mới không có menu này do có thể dùng phần mềm Nokia PC Suite (trong đĩa CD kèm theo) để sao lưu dữ liệu của máy.
+ 6 (Life Timer): Tổng số thời gian thực hiện cuộc gọi (đến và đi) của máy, được ghi dưới dạng : . Thông tin Life Timer sẽ bằng chính thông tin All Calls' Duration trong menu Call Register -> Call Duration, nếu bạn chưa chọn Clear Timers để xóa bộ đếm thời gian cuộc gọi kể từ lúc mua máy. Tuy nhiên, khác với thông tin All Calls' Duration có thể xóa được nếu biết mật mã của máy (security code, mặc định khi xuất xưởng là 12345), người dùng bình thường không thể xóa được Life Timer, và đây chính là thông số để bạn có thể nhận biết máy đã được dùng nhiều hay ít. Một số máy Nokia đời cũ không có menu này.
Để thoát khỏi màn hình các thông tin bảo hành này, phải khởi động lại máy.
*#sim0clock# (*#746025625#)
Kiểm tra xem thẻ SIM (Subscriber Identity Module) của bạn có hỗ trợ tính năng clock-stop hay không. SIM clock-stop là tính năng cho phép máy di động chuyển sang chế độ chờ khi cần thiết để tiết kiệm pin. Một số loại máy Nokia không hỗ trợ mã này.
*#rst0# (*#7780#)
Khôi phục các cài đặt mặc định của máy khi xuất xưởng (cũng có thể truy cập chức năng này thông qua menu Settings -> Restore factory settings), đòi hỏi phải nhập mật mã của máy.
*#res0wallet# (*#7370925538#)
Một số máy Nokia cho phép lưu trữ các thông tin cá nhân một cách bí mật gọi là wallet, các thông tin đó được bảo vệ bằng mật khẩu riêng, gọi là wallet code. Chức năng này cho phép xóa toàn bộ các thông tin lưu trữ trong wallet cũng như wallet code mà không cần phải biết wallet code, chỉ cần biết mật mã của máy.
*#opr0logo# (*#67705646#)
Cho phép xóa logo của nhà cung cấp dịch vụ (operator logo) trên màn hình của máy Nokia, màn hình sẽ hiển thị tên mạng mặc định. Chức năng này chỉ làm việc với các loại máy Nokia màn hình đen trắng. Đối với máy Nokia màn hình màu, xóa logo bằng cách truy cập vào menu Settings -> Display settings -> Operator logo -> Off.
*#pca0# (*#7220#)
Kích hoạt chế độ PCCCH, màn hình sẽ hiển thị "PCCCH support enabled". Máy sẽ tự khởi động lại để thay đổi này có hiệu lực. PCCCH (Packet Common Control Channel) là một khái niệm chỉ có ở các máy có tính năng GPRS, cho phép thời gian chờ ngắn hơn khi thuê bao truy cập GPRS. Tuy nhiên để dùng được tính năng này, mạng di động cũng phải hỗ trợ chế độ PCCCH.
*#pcd0# (*#7230#)
Không dùng chế độ PCCCH. Màn hình sẽ hiển thị "PCCCH support disabled". Máy sẽ tự khởi động lại.
xxx#
Xem số thuê bao nào được lưu ở vị trí xxx trong SIM card (xxx có giá trị từ 1 đến 250 đối với các SIM card lưu được 250 số điện thoại). Chẳng hạn như để xem số thuê bao nào được lưu ở vị trí số 15 trong SIM card, ta phải nhập vào 15#.
*#06#
Xem số IMEI của máy. Đây là mã chuẩn của GSM nên có thể dùng cho các loại máy của các hãng khác.
Bài viết này có đề cập đến một số khái niệm trong mạng thông tin di động (như EFR, HRC, PCCCH, GPRS, IMEI, IMSI, MCC, MNC, GID1, GID2 )
Hiển thị tên:
Vào menu Profiles, chọn một profile bất kỳ khác với General, chọn Personalise -> Profile name, gõ vào tên của bạn, sau đó chọn activate để kích hoạt profile này, tên của bạn sẽ hiển thị trên màn hình. Với các máy Nokia có phần mềm tiếng Việt, bạn có thể nhập tên của mình với đầy đủ dấu.
Hiển thị số điện thoại:
Vào menu Call register -> Call costs -> Call cost settings -> Show costs in -> Currency. Chọn Unit price là 1, Currency name nhập mã mạng di động đang dùng (thí dụ 090 đối với MobiFone). Sau đó vào Call cost limit, chọn On, nhập vào giá trị Limit bằng chính số điện thoại của bạn (thí dụ 3599995). Thoát về màn hình chờ sẽ thấy số điện thoại của bạn hiển thị trên màn hình.
Kiểm tra tình trạng khóa máy và mở khóa (unlock) cho máy Nokia:
Các mạng di động nước ngoài thường có chính sách bán máy với giá rất rẻ, thậm chí miễn phí máy đầu cuối đối với các thuê bao hòa mạng của họ. Nhưng ngược lại, máy đó không thể đem dùng ở các mạng di động khác. Để làm được điều đó, các máy di động phải hỗ trợ một số chức năng khóa máy, tức là không cho phép sử dụng điện thoại với các mạng khác hoặc dùng với SIM khác. Đối với điện thoại di động Nokia, có bốn loại khóa máy sau đây:
+ Loại 1: MCC+MNC (Mobile Country Code + Mobile Network Code) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy với một mạng di động cho trước.
+ Loại 2: GID1 (Group Identifier level 1) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy với một nhóm SIM nhất định.
+ Loại 3: GID2 (Group Identifier level 2) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy với một chủng loại SIM nhất định.
+ Loại 4: IMSI (International Mobile Subscriber Identity) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy di động với một SIM cho trước.
Để kiểm tra xem máy bạn có bị khóa loại nào không, ta dùng các mã số sau:
Loại 1: #pw+1234567890+1#
Loại 2: #pw+1234567890+2#
Loại 3: #pw+1234567890+3#
Loại 4: #pw+1234567890+4#
Cách nhập các chuỗi mã trên vào máy di động như sau: các ký tự "#" và "0"-"9" nhập từ bàn phím như thông thường. Để có ký tự "+" ấn phím "*" 2 lần, ký tự "p" ấn phím "*" 3 lần, ký tự "w" ấn phím "*" 4 lần.
Nếu máy hiển thị kết quả là "SIM was not restricted" có nghĩa là máy của bạn không bị khóa. Còn nếu kết quả là "Code error" thì máy đã bị khóa với một loại khóa tương ứng, điều đó nghĩa là có thể không dùng được máy đó với một SIM khác hoặc với một mạng di động khác.
Nếu máy bị khóa, ta có thể dùng một trong các mã số sau để mở khóa cho từng loại tương ứng. Khi nhập nhớ tháo thẻ SIM ra khỏi máy. Có bảy loại mã để mở khóa như sau:
Mã 1: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+1#, mở khóa loại 1 (MCC+MNC lock).
Mã 2: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+2#, mở khóa loại 2 (GID1 lock).
Mã 3: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+3#, mở khóa loại 3 (GID2 lock).
Mã 4: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+4#, mở khóa loại 4 (IMSI lock).
Mã 5: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+5#, mở khóa loại 1 và 2.
Mã 6: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+6#, mở khóa loại 1, 2 và 3.
Mã 7: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+7#, mở khóa loại 1, 2, 3 và 4.
Các chuỗi số xxxxxxxxxxxxxxx (bao gồm 15 chữ số) được tạo ra bằng các chương trình gọi là DCT4 Calculator. Trên Internet, bạn có thể tìm thấy rất nhiều chương trình loại này, hoặc có thể tải về từ các địa chỉ như
_http://www.unlockeasy.net
or:
_http://www.uniquesw.com
Hãy nhập vào số IMEI của máy và chọn mạng mà máy bị khóa vào, chương trình sẽ tính toán ra các chuỗi số tương ứng cho bạn. Chẳng hạn, nếu máy Nokia của bạn được mua từ châu Âu và chỉ được phép sử dụng với mạng Vodafone ở Anh, trong chương trình DCT4 Calculator, bạn hãy chọn Operator là Vodafone United Kingdom. Số IMEI có thể xem ở sau thân máy hoặc bấm *#06# để xem.
Lưu ý quan trọng: Tất cả các mã số trên, kể cả các mã số dùng để kiểm tra trạng thái khóa máy, khi nhập vào nếu kết quả trả về là "Code error" thì bạn chỉ có thể nhập tối đa 5 lần. Nếu nhập nhiều hơn thì máy có thể bị khóa vĩnh viễn, khi đó chỉ có thể mở khóa được bằng cách kết nối với cáp cùng với các thiết bị phần cứng và phần mềm chuyên dụng. Hãy cẩn thận khi dùng các mã số trên.
Bài viết này có đề cập đến một số khái niệm trong mạng thông tin di động (như IMEI, IMSI, MCC, MNC, GID1, GID2 ...).
Thông tin này các bạn tham khảo và chưa được kiểm chứng độ chính xác về mã số nơi sản xuất. Số IMEI gồm 15 số và được tách ra 5 cụm số như sau:
12 3456 78 901234 5
-12 = Manufacturer
+52 = Ericsson
+44 = Motorola
+49 = Nokia
-3456 = Type Approval Code
+0518-0523 = 6110
+3002 = 6150
-78 = Final Assembly Code
+07 = Germany
+10 = Finland (all Nokia phones)
+40 = UK
+67 = USA
+80 = China
+81 = China
-901234 = Serial Number
-5 = Spare
YY (FAC) Nước xuất xứ
06 France
07, 08, 20 Germany
10, 70, 91 Finland
18 Singapore
19, 40, 41, 44 UK
30 Korea
67 USA
71 Malaysia
80, 81 China
IMEI là viết tắt của International Mobile Equipment Identity (Mã số nhận dạng quốc tế cho thiết bị di động)
IMEI là một dãy mã số bao gồm 15 chữ số, được sử dụng để mạng di động nhận diện điện thoại cá nhân. Số IMEI có thể xem được trên hầu hết tất cả các laọi điện thoại di động GSM bằng cách bấm *#06#. Nó thường được in trên tem dán đằng sau máy. Định dạng thông thường của số IMEI là: 111111-22-333333-4. Định dạng này sẽ hiệu lực đến 01/04/2004.
TAC FAC SNR CD
D14 D13 D12 D11 D10 D09 D08 D07 D06 D05 D04 D03 D02 D01
· TAC: type approval code (Mã hiệu chuẩn)
· FAC : final assembly code (Mã sản xuất, chế tạo)
· SNR: serial number (Số serial)
· CD: check digit (Số kiểm tra)
TAC được tạo thành bởi sáu số đầu tiên của dãy số IMEI. Mã này dùng để nhận diện quốc gia cấp hiệu chuẩn cho điện thoại. CHÚ Ý: từ 01/04/2004 TAC sẽ được rút gọn thành mã vùng phân phối (Type Allocation Code)
FAC (Final Assembly Code) là mã nhận diện công ty sản xuất điện thoại di động (VD: nokia, Samsung, SonyEricsson...). CHÚ Ý: từ 1 tháng 1 năm 2003 dãy số IMEI đã được sắp xếp lại. Sự sắp xếp này thay đổi định dạng truyền thống của số IMEI; mã FAC sẽ được đặt về 00 trong khoảng thời gian từ 01/01/2003 đến 01/04/2004. Sau đó FAC sẽ bị loại bỏ và TAC sẽ bao gồm 8 chữ số thay vì 6 như trước đây. Định dạng mới sẽ là 11111111-222222-3
TAC SNR CD
D14 D13 D12 D11 D10 D09 D08 D07 D06 D05 D04 D03 D02 D01
SRN (Serial Number) là một dãy số gồm sáu chữ số, nó là duy nhất và được gán cho một máy cụ thể. CD (Check Digit) thường được sử dụng để kiểm tra tính hợp lệ của số IMEI cho các thiết bị Phase 2 và Phase 2+. Phase 1 GSM handsets, thường có số sau cùng là không (0).
Hiện tại số IMEISV hay được sử dụng. Nó thêm vào sau số IMEI thông thường 02 số nữa, biểu thị phiên bản phần mềm chuẩn đi kèm theo máy. Như vậy định dạng của số IMEISV sẽ là 111111-22-333333-4-55. Sau ngày 01/04/2004 định dạng này sẽ là; 11111111-222222-3-44.
Home » Trang chủ » Thủ thuật với Nokia
Thủ thuật với Nokia
Unknown | 17:53 | 0
nhận xét
Đăng ký để nhận bài mới qua email.
Nhãn:
phần mềm internet,
Trang chủ
phần mềm internet,Trang chủ
2013-11-16T17:53:00-08:00
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét