Đề thi tuyển Kế toán viên FPT 2012

Unknown | 22:24 | 0 nhận xét

Thông thường, khi thi tuyển vị trí kế toán viên của 1 công ty/ DN sẽ có ít nhất 2 vòng tuyển (trừ vòng tuyển hồ sơ). Sau khi loại bỏ những hồ sơ không theo tiêu chí đề ra của ban tuyển dụng (ví dụ: bằng tốt nghiệp trung cấp, yêu cầu mức lương quá lớn…) thì công ty sẽ gọi điện mời các ứng viên tới tham gia vòng tuyển đầu tiên. Đó là vòng tuyển nghiệp vụ. Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không phải nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần các bạn nắm chắc kiến thức đã được học.
Mỗi một công ty có một cách làm khác nhau nên đôi khi các bạn có kinh nghiệm cũng chưa chắc có hướng giải quyết theo đúng cách mà công ty đó vẫn thường làm. Sau khi xem xét, công ty chọn ra 5 ứng viên có bài làm tốt nhất để vào vòng phỏng vấn.

Sau đây là một số đề thi tuyển Kế toán viên của FPT 2012. Đề thi tự luận môn chuyên ngành bao gồm phần lý thuyết và bài tập. Đề thi tiếng Anh bao gồm 40 câu trắc nghiệm.

- DEMO-


( Định dạng: PDF / Dung lượng: 291Kb / Số trang: 14 )



( Xem cách tải tài liệu Tại đây )

(Admin)

Đề thi Giao dịch viên - BIDV chi nhánh Tây Hà Nội (26/5/2013)

Unknown | 22:41 | 0 nhận xét

Chia sẻ chút đề thi và mong các bạn đóng góp hoàn thiện thêm cho đầy đủ.

Phần 1: Câu hỏi lý thuyết: 

1. Trình bày mục đích và tác dụng của chứng từ kế toán? Có mấy loại chứng từ tế toán
2. Mục đích và tác dụng của báo cáo tài chính

Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu)

1. ghi sổ kép/đơn
a. ghi sổ kép cho tk nội bảng, ghi sổ đơn cho tk ngoại bảng
b. ghi sổ kép cho tk ngoại bảng, ghi sổ đơn cho tk nội bảng
c. ghi sổ kép dùng đc cho cả tk ngoại bảng và nội bảng
d. ghi sổ đơn dùng đc cho cả tk ngoại bảng và nội bảng

2. cơ sở dồn tích trong kế toán được thể hiện:
a. phân bổ chi phí trả lãi trước
b. thanh toán lãi tiền gửi cho khách hàng
c. dự thu lãi tiền vay
d. a và c

3. séc do ai lập
a. người bị ký phát
b. người ký phát
c. người thụ hưởng
d. cả 3

4. danh mục trong tài sản nợ
a. phát hành trái phiếu công ty
b. đầu tư chứng khoán

5. thẻ ATM phát hành cho đối tượng nào
a. cá nhân
b. tổ chức tín dụng

6. yếu tố nào dưới đây không bắt buộc trong chứng từ kế toán
a. chữ ký của những người liên quan
b. ngày tháng năm lập chứng từ
c. tỷ giá quy đổi của ngân hàng đv số tiền ngoại tệ
d. nội dung nghiệp vụ

7. một tài sản cố định có nguyên giá 15000 triệu đồng, chi phí sửa chữa bảo dưỡng nhằm khôi phục trạng thái ban đầu của tài sản là 7000 triệu đồng. Số tiền hạch toán vào:
a. tăng nguyên giá tài sản cố định
b. giảm giá trị còn lại tscđ
c. tăng cf phát sinh trong kỳ
d. giảm hao mòn lũy kế tscđ

8. TK thuế giá trị đầu ra phải nộp
a. luôn có số dư nợ và có
b. chỉ có số dư nợ
d. chỉ có số dư có

9. số dư tk tiền gửi của khách hàng phản ánh
a. số tiền kh gửi vào
b. số dư tk sau khi kh đã rút tiền

10. các nguyên tắc nào sau đây được dùng để chỉnh sửa trong phương pháp ghi sổ bằng máy vi tính
a. nguyên tắc ghi số âm

Phần 3: Trả lời Đúng/ Sai giải thích

a. phát vay bằng tiền mặt sẽ làm giảm tổng ts của nh
b. hạch toán phân bổ chi phí trả trước làm tăng cf của nh
c. trích lập quỹ khen thưởng giảm vốn csh
d. ts cố định cho thuê hoạt động đc phản ánh trong bảng cđkt
e. khi ngân hàng thu được lãi và gốc của khoản nợ thuộc nhóm 4 (gốc 150 triệu, lãi 25 triệu) sẽ làm tăng thu nhập của ngân hàng lên 25 triệu

Phần 4: Bài tập

Bài 1: Lập sơ đồ kế toán và chi tiết các khoản vay và lãi của doanh nghiệp A
ngày 1/10/2012 doanh nghiệp a vay ngân hàng một khoản tiền là 3200 tỷ đồng, trong 2 năm, lãi suất 12%/năm. Số tiền gốc và lãi được trả vào ngày cuối cùng của cuối mỗi quý.
Lập sơ đồ biến động tài khoản tiền gửi của dn a cho đến ngày 30/4/2013 và tài khoản lãi dự thu của ngân hàng

Bài 2: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của 1 ngân hàng ( có 20 nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cho vay, mua sắm vật tư, tài sản cố định, thu tiền lãi kh, cung cấp dịch vụ…)

(Đang cập nhật..)

(Theo ub.com.vn)

UOffice 2.0 - Phần mềm chuyển đổi font chữ Made in VietNam

Unknown | 22:54 | 0 nhận xét


Đôi khi bạn download một tài liệu văn bản được viết bằng những font chữ "trên trời" không thể đọc được, và việc bạn nghĩ ngay đến là chuyển văn bản về dạng font chữ thông thường.

UOffice là một phần mềm văn phòng nhỏ gọn có thể giúp bạn khắc phục được những vướng mắc trên. Chương trình có thể chuyển đổi qua lại giữa các font chữ khác nhau một cách nhanh chóng và hoàn hảo đến bất ngờ.

Ưu điểm lớn nhất của Uoffice là khi chuyển font chữ thì văn bản vẫn giữ nguyên định dạng. Một số ưu điểm nữa cũng rất hay như bạn có thể chuyển từ chữ thường sang chữ viết hoa, chuyển font chữ trực tiếp tại văn bản cần chuyển font mà không cần phải dùng thêm lệnh copy - paste.

Giao diện cài đặt của chương trình
Cách cài đặt rất đơn giản chỉ việc nháy kép vào Install hoặc muốn gỡ bỏ thì cũng chỉ cần thao tác đơn giản là nháy kép Uninstall.

>> Chú ý:
+ Khi tiến hành cài đặt tắt hết ứng dụng office.
+ Uoffice tương thích với bộ Office 2000, Office 2003, Office 2007. Thường thì giao diện phần mềm sẽ hiển thị “đè” trên các thanh công cụ của bộ Office, nếu không thì nằm tại thanh công cụ Add-Ins.

Phần mềm sẽ được cài đè lên thanh công cụ của office

Menu phần mềm

Mình sẽ thử chuyển đổi 1 văn bản bị lỗi font cho các bạn xem.

Văn bản bị lỗi font, ko thể đọc được nội dung

Các bạn mở file văn bản, vào tab Add-Ins -> Uconvert_2.0 -> Chuyển đổi Mã/ Font văn bản nó sẽ hiện ra bảng này

Ấn vào chữ CHUYỂN ĐỔI

Và đây là kết quả

Văn bản đã đọc được, bố cục ko bị thay đổi

>> Ngoài ra UOffice còn nhiều tính năng khác


1. Chuyển đổi mã/Font văn bản:

Microsoft Word

- Mã nguồn: Bảng mã của văn bản cũ (nếu không biết rõ chọn "Auto Detect").

- Mã/Font kết quả: Lựa chọn mã của bảng mã chuyển đổi.

- Bảng mã thông dụng: TCVN 6909:2001 Pre Compound.

- Phạm vi chuyển đổi: Chuyển đổi toàn bộ hay một phần văn bản.

- Lựa chọn nâng cao: Chuyển đổi các đối tượng của Word hay không - ấn "Chuyển đổi" để chuyển đổi tài liệu.

Microsoft Excel

- Mã nguồn: Bảng mã của văn bản cũ (nếu không biết rõ chon "Auto Detect").

- Mã/Font kết quả: Lựa chọn mã của bảng mã chuyển đổi.

- Bảng mã thông dụng: TCVN 6909:2001 Pre Compound.

- Phạm vi chuyển đổi: Chuyển đổi toàn bộ hay một phần bảng tính.

- Lựa chọn nâng cao: Chuyển đổi các đối tượng của Excel hay không - ấn "Chuyển đổi" để chuyển đổi tài liệu

Microsoft Power point

- Mã nguồn: Bảng mã của văn bản cũ (nếu không biết rõ chon "Auto Detect".

- Mã/Font kết quả: Lựa chọn mã của bảng mã chuyển đổi.

-Bảng mã thông dụng: TCVN 6909:2001 Pre Compound.

- Phạm vi chuyển đổi: chuyển đổi toàn bộ hay một phần Slide.

- Lựa chọn nâng cao: Chuyển đổi các đối tượng của Power Point hay không - ấn "Chuyển đổi" để chuyển đổi tài liệu.

2. Một số chức năng khác của UOffice

* Chuẩn hóa chữ HOA/thường/chuẩn

- Mã nguồn: Bảng mã hiện sử dụng trong văn bản cần chuẩn hóa.

- Chọn phương pháp chuẩn hóa cần thiết.

- Ấn "Chuẩn hóa" để chuẩn hóa đoạn văn bản cần thiết.

* Khắc phục lỗi gõ tiếng Việt

- Chọn mục này khi cài đặt UOffice lần đầu để có môi trường tiếng Việt chuẩn. Kiểm tra văn bản UNICODE

- Kiểm tra xem văn bản hiện tại đã sử dụng UNICODE chưa, có còn đối tượng nào sử dụng Font chữ cũ hay không.

- ===========================-
 
( Dung lượng: 1,5MB / Định dạng: rar / Ver: 2.0 )



(ADMIN)

Câu hỏi lý thuyết môn Tín dụng ngân hàng (có gợi ý)

Unknown | 22:46 | 0 nhận xét

Gửi tới bạn đọc bộ câu hỏi lý thuyết ôn thi môn Tín dụng ngân hàng (HVNH) gồm 38 câu hỏi sát sườn, nội dung bao quát toàn môn học.

( Định dạng: PDF / Số trang: 16 / Dung lượng: 291Kb / Số câu: 38 )


Dự phòng | Dự phòng

( Lưu ý: các bạn click vào 1 trong 3 link trên, đợi hệ thống load quảng cáo 5 giây sau đó các bạn ấn tiếp Bỏ qua quảng cáo )

-Xem trước-
>> Ấn Thick ở cuối bài viết nếu bạn thấy tài liệu có ích cho bạn nhé ^^

(ADMIN)

Tài liệu và Đề thi môn Nguyên lý kế toán (có lời giải)

Unknown | 00:10 | 1nhận xét

Môn Nguyên lý Kế toán là môn học bắt buộc đối với mỗi sinh viên khối Kinh tế. Đối với các sinh viên chuyên ngành Kế toán thì môn học này là môn học nền tảng giúp các bạn dễ dàng tiếp thu các kiến thức ở những môn kế toán chuyên ngành. Còn đối với những bạn sinh viên không phải chuyên ngành kế toán thì môn học này trang bị nền tảng kiến thức cơ bản về kế toán để các bạn biết cách tiếp cận với các thông tin kế toán.
Lưu ý: Để tải tài liệu về máy, các bạn click vào link, đợi hệ thống load quảng cáo trong 5 giây rồi các bạn ấn tiếp Skip Ad để thấy link gốc.

>> Tổng hợp đề thi môn Nguyên lý kế toán:

- Đề thi kết thúc môn học NLKT của HVNH ( 25-6-09 / 5-10-09 / 23-10-09 có Key / 22-6-10 / đề thi K9 )
- Đề thi NLKT của ĐH KTQD 2012
- Một số đề thi NLKT tham khảo khác (có lời giải)

( Định dạng: rar / Dung lượng: 5MB )


Link dự phòng 1| Link dự phòng 2

-=============================-

>> Tổng hợp bài tập môn NLKT:

- Bài tập NLKT có lời giải chi tiết (HVNH) 2013
- Bài tập NLKT có KEY (NEU) 2012
- Đề kiểm tra NLKT (HVNH) có đáp án
- Trắc nghiệm NLKT (Đh Ngoại Thương)
- Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm NLKT
- Ôn thi môn nlkt (HVNH)
- Đề cương ôn tập môn Kế toán thương mại

( Định dạng: rar / Dung lượng: 2MB )


Link dự phòng 1 | Link dự phòng 2

-================================-

>> Tài liệu học môn NLKT:

- Slide môn NLKT - TS Dương Thị Quỳnh Liên (FTU): tải xuống | dự phòng
- Slide môn NLKT - ThS Mai Xuân Thúy (NEU): tải xuống | dự phòng
- Slide NLKT của HVTC (khá chi tiết và dễ hiểu): tải xuống | dự phòng
- Ebook: Hệ thống chuẩn mực kế toán VN: tải xuống | dự phòng
- Giáo trình nguyên lý kế toán (chuẩn) HVNH 2013: tải xuống | dự phòng
- Các văn bản pháp luật liên quan tới môn học: tải xuống | dự phòng

-=============================-

>> Các tài liệu khác:
- Kế toán quản trị - từ lý luận đến thực tiễn
- Khấu hao và các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định
- Những sai sót cần tránh trong công tác kế toán tài chính
- Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định..
- Tổng hợp thay đổi về chuẩn mực và chính sách kế toán trong năm 2006 tại Việt Nam và quốc tế
- Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp - Thực tế có rắc rối như lý thuyết
- Kế toán chi phí dựa trên hoạt động (Activity-Based Costing - ABC)
- Kế toán chi phí SX và giá thành SP trong KTTC
- Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

( Định dạng: PDF / 1,17MB / 1 link duy nhất )



Đang cập nhật ..


(ADMIN)

Tài liệu ôn thi tuyển viên chức ngành Bảo hiểm xã hội 2013

Unknown | 08:11 | 0 nhận xét


Thông tin tuyển dụng ngành BHXH 2013 các bạn xem Tại đây

=> Ngân hàng câu hỏi (có lời giải chi tiết) dùng cho thí sinh ôn tập thi tuyển vào Ngành BHXH năm 2013

- Câu hỏi phần Quản lý Nhà nước: Tải xuống | Dự phòng

- Câu hỏi phần Chính sách BHXH: Tải xuống | Dự phòng

- Câu hỏi phần Chính sách bảo hiểm y tế: Tải xuống | Dự phòng | Đáp án bổ sung

- Đề cương ôn tập thi tuyển BHXH 2013: Tải xuống | Dự phòng

- Tập huấn thi công chức ngành BHXH 3 chế độ: Tải xuống | Dự phòng

- Các Văn bản pháp luật liên quan tới môn thi (QĐ 4969, QĐ 4857): Tải xuống | Dự phòng

- Trọn bộ tài liệu ôn tập môn Quản lý Nhà Nước (đầy đủ và dễ hiểu): Tải xuống | Dự phòng

- (HoT) Tài liệu ôn thi Chính sách BHXH và BHYT (mới nhất 2013 / có đáp án chi tiết / 58Kb): Tải xuống | Dự phòng

- Tài liệu ôn thi môn Tin học văn phòng: Download | Link dự phòng

- (update) Đề cương chuẩn môn Tin học ( PDF / 1,5MB / 71 trang ): Tải xuống

-DEMO-


-======================================-

- Đề thi tuyển ngành BHXH 2007 (cụm thi: Hà Nội, Lạng Sơn, Yên Bái, Quảng Ninh, Thái Bình, Cần Thơ ...): tải xuống | dự phòng

- Đề thi tuyển ngành BHXH 2011 (2 cụm / môn: chuyên ngành tự luận + trắc nghiệm + QLNN / 196Kb / Định dạng: rar ): tải xuống | dự phòng


- Đề trắc nghiệm tham khảo BHXH: tải xuống | dự phòng

- Thêm một số câu trắc nghiệm nữa (xem ảnh dưới)


- 90 câu hỏi trắc nghiệm môn BHXH (có KEY): tải xuống | dự phòng


- Tổng hợp 9 đề kiểm tra môn BHXH có đáp án chi tiết ( ĐH Lao động-Xã hội / File: PDF / 196Kb / 7 trang ): Download | Link dự phòng

Đang cập nhật tiếp ...

- LƯU Ý CÁCH TẢI TÀI LIỆU -



(Tổng hợp)

Ebook: Phỏng vấn không hề đáng sợ

Unknown | 09:33 | 0 nhận xét

Chắc chắn trong suốt cuộc đời đi làm của mình, bạn đã phải tham gia các buổi phỏng vấn tuyển dụng, thậm chí là nhiều lần. Cảm giác của bạn lúc đó ra sao? Lo lắng? Run rẩy? Bồn chồn? Có khi hơi sợ hãi? Tôi tin rằng bạn có đủ những cảm xúc đó và thường thì chúng rất khó quên. Những lần đầu tiên dự phỏng vấn tuyển dụng của tôi là lúc vừa tốt nghiệp đại học và bắt đầu đi tìm việc làm. Mười năm đã qua nhưng tôi vẫn còn nhớ rất nhiều. Và có lúc vẫn tiếc, nếu là bây giờ thì mình đã hành xử khác. Ngày nay, khi phải thường xuyên tổ chức tuyển dụng và phỏng vấn các ứng viên đến dự tuyển vào các vị trí công việc mà công ty chúng tôi đang cần tuyển, cũng nhìn lại quá khứ của mình, tôi thấy có gì đó thôi thúc, muốn giúp cho các ứng viên thực hiện tốt những buổi phỏng vấn tìm việc của họ. Quan trọng nhất, tôi muốn tìm cách giúp cho các ứng viên bước vào buổi phỏng vấn một cách tự tin vì điều đó có lợi cho cả hai phía: người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

Quyển sách mà bạn đang cầm trên tay là bản dịch tiếng Việt của quyển sách có tựa đề “Fearless Interviewing” của tác giả Marky Stein, một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp. Chúng tôi tạm chuyển tên quyển sác sang tiếng Việt là “Phỏng vấn − không hề đáng sợ”. Như tên gọi của nó, thông điệp của chúng tôi đến bạn đọc là hãy tự tin khi bước vào cuộc phỏng vấn, vì bạn hoàn toàn có đủ sự tự tin cần thiết trong chính bản thân bạn và sự tự tin trong tình huống này là cực kì quan trọng. Thành công hay không trong một lần phỏng vấn tìm việc có thể làm thay đổi hoàn toàn con đường phát triển nghề nghiệp của một con người cụ thể.

- XEM ONLINE -


-========================-
( Định dạng: PDF / Dung lượng: 504Kb / Số trang: 193 )


( Lưu ý: Ấn vào link, đợi hệ thống load 5 giây rồi ấn tiếp Skip Ad để thấy link gốc ^^ )

(Sưu tầm)

Tài liệu và Bài tập môn Tài trợ dự án (có lời giải)

Unknown | 00:31 | 0 nhận xét


=> Tài liệu bao gồm:

- Giáo trình tài trợ dự án (chi tiết): tải tại đây
- Slide thẩm định DA đầu tư (HVNH): tải tại đây
- Slide thẩm định DA đầu tư (ĐH Ngân hàng Tp HCM): tải tại đây
- Phân tích rủi ro trong dự án đầu tư: tải xuống
- Một số khó khăn gặp phải trong các DA Đầu tư xâu dựng: tải xuống
- Ứng dụng excel trong việc lập và thẩm định DAĐT: tải xuống

=> Các bài tiểu luận lập dự án:

- Dự án mở quán cafe: tải tại đây
- Dự án SX gạch chịu nhiệt: tải xuống
- Dự án nhà chung cư cho người có thu nhập thấp: tải xuống

=> Tài liệu ôn thi:

- Bài tập Tài trợ dự án (40 câu) có lời giải chi tiết (Học viện Ngân hàng): tải xuống
- Bài tập mẫu và lời giải môn TTDA (ĐH Ngân hàng Tp HCM): tải xuống
- Công thức sử dụng giải bt môn TTDA: tải xuống
- Đề thi TTDA CĐ25 (HVNH): tải xuống
- Đề thi TTDA K9 (HVNH): tải xuống

- ========= o0o ========= -

( Định dạng: rar / Dung lượng: 7MB )

1 file duy nhất trọn bộ tài liệu


( Ấn Skip Ad để thấy link gốc, vui lòng ghi rõ nguồn khongphaixoan blog khi chia sẻ bài viết này, ấn Thích ở phía cuối bài nếu bạn thấy bài viết có ích cho bạn )

(Admin)

Guerrilla Bob Full - Game Hot 2013 nay đã có trên PC

Unknown | 23:09 | 0 nhận xét

=> Giới thiệu

Guerrilla Bob - game đi cảnh bắn súng đình đám trên iOS, đã ra phiên bản cho Android, và giờ đã xuất hiện trên PC

Nếu xem trailer, bạn cũng có thể thấy đồ hoạ 3D sống động tuyệt vời, âm thanh đầy kích động và cách chơi cực kỳ ấn tượng. Giữ nguyên lối thiết kế cho nền tảng di động, nét quen thuộc ở các dòng game trên smartphone, Guerrilla Bob là game có đồ họa lung linh với những hiệu ứng đẹp mắt, gam màu tươi và bắt mắt, các nhân vật được thiết kế khá dễ thương và hài hước.



=> Nội dung

Câu chuyện trong game nói về việc trả thù của Bob với John Gore từ Minigore (một seari game khác trên Iphone). Nếu bạn từng chơi những game “4 nút” của thập kỷ 90 thì có thể thấy nét chơi của game khá tương đồng với lối chơi của những game cao bồi bắn súng như Gunsmoke – Một mình bạn với sự hỗ trợ của khẩu súng đắc lực sẽ chống lại cả một lượng địch đông đảo

=> Gameplay

Bạn sử dụng chuột để bắn súng và dùng các phím mũi tên để di chuyển. Trong game thanh xì gà bên góc trái màn hình chính là máu của bạn. Trên đường đi qua mỗi màn đấu bạn sẽ phải chiến đấu với những tên địch được trang bị súng và thậm chí là cả thuốc nổ TNT, ở cuối màn đấu bạn sẽ phải đương đầu với những tên trùm không dễ xơi chút nào. Ở những màn đấu sau bạn có thể thu thập thêm những loại súng mới như bazookas hay flamethrower đó là những vũ khí rất mạnh và người chơi có thể nâng cấp tối đa 2 lần






Bước vào game bạn sẽ bất ngờ với rất nhiều loại vũ khí hiện đại, những kẻ thù độc đáo, những kho đạn dược, thuốc nổ, và những màn chơi hài hước không ngừng. Nếu thế vẫn là chưa đủ cho bạn, Bob còn có thể thu nhặt tiền từ quân địch và sử dụng để mở khoá rất nhiều loại vũ khí khác từ những cửa hàng vũ khí như:

- Machinegun - súng máy
- Timed Bombs - Bom hẹn giờ
- Molotov Cocktail - bom xăng
- Shotgun - súng bắn đạn hoa cải
- Double Uzis - cặp súng tiểu liên
- Flamethrower - súng phun lửa
- Rocket Launcher - súng phóng tên lửa
- Grenade Launcher - súng phóng lựu
- Sticky Bow - cung bắn tên thuốc nổ
- Chaingun - cưa máy

Game hỗ trợ chế độ Multiplayer cho phép nhiều người cùng chơi từ nhiều máy tính, hoặc 2 người cùng chơi trên một máy tính. Bạn có thể đơn thương độc mã tung hoành qua khắp những chiến trường, hoặc mời một người bạn chiến đấu cùng để thêm phần vui nhộn.


Đây là game hành động tốc độ nhanh với những màn đánh boss đầy kịch tính, những chế độ chơi khác nhau.

=> Cấu hình yêu cầu

Processor: Pentium 3 – 800MHz or better
DirectX Version: 9.0c or above
RAM: 512MB
Video Card RAM: 64MB
Operating System: Windows 7, Vista, and XP
Hard Drive: 87 Mb

=> Trailer

- ========= o0o ========= -
( Tên game: Guerrilla Bob / Nhà phát hành: Angry Mob Games / Dung lượng: 44MB )
( Lưu ý: Nếu gặp lỗi Download bạn xem cách khắc phục Tại Đây )
(Tổng Hợp)

Slide môn Thanh toán quốc tế - ĐH Kinh tế - ĐHQGHN

Unknown | 09:43 | 0 nhận xét


Slide môn Thanh toán quốc tế
Tác giả: PGS, TS Hà Văn Hội
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Nội dung trình bày khá chi tiết, dễ hiểu, bao quát trong 8 chương:

+ Chương 1: Tổng quan về TTQT
+ Chương 2: Các phương tiện TTQT
+ Chương 3: Các điều kiện TTQT
+ Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
+ Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
+ Chương 6: Lập và kiểm tra chứng từ theo UCP 600
+ Chương 7: Các phương thức TTQT khác
+ Chương 8: Nghiệp vụ Bao thanh toán trong tài trợ TMQT


- ========= o0o ========= -

( Định dạng: PDF / Dung lượng: 3MB / Số chương: 8 ) 



>> Xem thêm đề thi môn TTQT (có lời giải chi tiết)

(Tổng Hợp)

Khái quát lịch sử ngân hàng Việt Nam qua các thời kỳ

Unknown | 10:24 | 0 nhận xét


Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

I. Hoạt động tài chính, tiền tệ thời kỳ 1945 - 1954

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính quyền non trẻ của giai cấp công nông đã phải ứng phó với những thách thức lớn: vừa giải quyết những vấn đề cấp bách của đời sống nhân dân, củng cố và tăng cường thực lực của chính quyền, vừa phải chống lại hành động chống phá của thực dân Pháp và các thế lực phản động. Tháng 12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, toàn quốc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.

Trong khói lửa chiến tranh, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhanh chóng thiết lập được một nền tiền tệ độc lập, tự chủ, tạo thế đứng vững chắc trên mặt trận tài chính - tiền tệ, sử dụng tiền tệ làm công cụ phục vụ đắc lực công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Đặc biệt, sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ngày 6/5/1951 là bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển hệ thống tiền tệ - ngân hàng Việt Nam. Hoạt động của Ngân hàng Quốc gia trong thời kỳ này đã góp phần rất quan trọng củng cố hệ thống tiền tệ độc lập, tự chủ của đất nước, phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp.

1. Giai đoạn 1945 - 1951

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tình hình tài chính - tiền tệ của chính quyền cách mạng gặp vô vàn khó khăn: Kho bạc chỉ còn hơn 1,25 triệu đồng Đông Dương, trong đó một nửa là tiền rách; Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản thực dân và luôn tìm cách phá hoại ta về tài chính, tiền tệ; các nguồn thu ngân sách quá ít ỏi so với nhu cầu chi tiêu của chính quyền… Trước tình hình đó, Chính phủ đã kêu gọi nhân dân quyên góp tài chính dưới các hình thức như “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”, đồng thời gấp rút chuẩn bị phát hành tiền.

Để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế kháng chiến, Chính phủ cho thành lập 3 khu vực tiền tệ và cho phép phát hành các đồng tiền khu vực. Nhiều biện pháp đã được áp dụng để tạo nguồn thu cho ngân sách, như: phát hành Công phiếu kháng chiến, Công trái quốc gia… Ngày 3/2/1947, Nha tín dụng sản xuất, tổ chức tín dụng đầu tiên ở nước ta được thành lập với nhiệm vụ giúp vốn cho nhân dân phát triển sản xuất, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn, làm hậu thuẫn cho chính sách giảm tức và hướng dẫn nhân dân đi vào con đường làm ăn tập thể.

2. Thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951) đề ra chủ trương, chính sách mới về kinh tế-tài chính, trong đó chỉ rõ: Chính sách tài chính phải kết hợp chặt chẽ với chính sách kinh tế; thành lập Ngân hàng Quốc gia, phát hành đồng bạc mới để ổn định tiền tệ, cải tiến chế độ tín dụng. Thực hiện chủ trương đó, ngày 6/5/1951, tại hang Bòng thuộc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, với những nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ; quản lý Kho bạc Nhà nước; huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa; quản lý hoạt động kim dung bằng biện pháp hành chính; quản lý ngoại hối và đấu tranh tiền tệ với địch.

Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam gồm Ngân hàng trung ương, Ngân hàng liên khu và ngân hàng tỉnh, thành phố. Trụ sở đầu tiên của Ngân hàng Quốc gia đặt tại xã Đầm Hồng, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.

II. Hoạt động ngân hàng thời kỳ 1954 - 1975

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (20/7/1954), 2 miền Nam - Bắc tạm thời bị chia cắt. Đảng ta xác định đường lối chung của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam từng bước được hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng. Hoạt động của Ngân hàng Quốc gia trong thời kỳ này tập trung vào việc tăng cường quản lý, điều hoà lưu thông tiền tệ theo các nguyên tắc quản lý kinh tế, tài chính XHCN; xây dựng và hoàn thiện chế độ tín dụng hướng vào phục vụ phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể; mở rộng phạm vi và cải tiến nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thiết lập vai trò ngân hàng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế; mở rộng quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế; thực hiện chế độ Nhà nước độc quyền quản lý ngoại hối…

Cũng trong thời kỳ này, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập các đơn vị đặc biệt mang bí số B29 và N2683 với nhiệm vụ nhận và vận chuyển các khoản viện trợ của bè bạn trên thế giới từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam, phục vụ cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

1. Giai đoạn 1954 - 1964

Hòa bình lập lại, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam tiến hành thu hồi tiền địch ở vùng mới giải phóng, thiết lập thị trường tiền tệ thống nhất trên Miền Bắc. Mạng lưới ngân hàng được mở rộng tới các huyện, quận, thị xã; đội ngũ cán bộ được tăng cường, nâng cao trình độ. Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hoạt động tín dụng được đẩy mạnh để đáp ứng yêu cầu khôi phục kinh tế, phục vụ yêu cầu hợp tác hóa và đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát triển kinh tế quốc doanh. Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều cải tiến trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt, mở rộng quan hệ thanh toán đến hầu hết các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan của nhà nước; tập trung quản lý và đẩy mạnh các nguồn thu ngoại hối để đáp ứng nhu cầu kiến thiết nước nhà. Cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động.

Đến cuối năm 1964, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với 265 ngân hàng tại 41 nước trên thế giới.

2. Giai đoạn 1965 – 1975

Đây là thời kỳ Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, chiến sự diễn ra rất ác liệt, mọi hoạt động của Ngân hàng Nhà nước phải chuyển hướng để phù hợp với hoàn cảnh thời chiến. Ngân hàng Nhà nước đã cải tiến và mở rộng các quan hệ tín dụng, thanh toán, quản lý tiền mặt, quản lý quỹ ngân sách nhà nước, giúp các xí nghiệp sơ tán và phân tán sản xuất, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể; tích cực khai thác các nguồn ngoại tệ cho Nhà nước, bảo đảm thanh toán quốc tế thông suốt, đáp ứng yêu cầu sản xuất, chiến đấu và đời sống. Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ này đạt bình quân 85,5% tổng mức chu chuyển tiền tệ qua quỹ ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước đã cử hàng trăm cán bộ vào giúp Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam xây dựng nền tài chính - tiền tệ, đấu tranh với địch trên mặt trận kinh tế, tài chính; triển khai phong trào tiết kiệm, góp sức người, sức của xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến.

2.1. Hệ thống Kinh Tài của Trung ương Cục Miền Nam

Trongthời kỳ 1965 - 1975, công tác kinh tế - tài chính ở vùng miền Nam giải phóng do hệ thống các cơ quan Đảng đảm nhiệm (gọi là Ban Kinh - Tài). Hoạt động của bộ máy Kinh - Tài miền Nam đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị. Nhiệm vụ của bộ máy này là tổ chức các đoàn thể giải phóng đi vận động quần chúng giúp đỡ lương thực, tiền bạc cho cách mạng, tiếp nhận nguồn viện trợ của miền Bắc, kiều bào ở nước ngoài và của bạn bè quốc tế; tổ chức đời sống cho cán bộ và dân cư ở vùng giải phóng.

2.2. Quỹ Đặc biệt (B29) và Ban Tài chính đặc biệt (N2683) – đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Để tiếp nhận và chuyển các khoản ngoại tệ do bạn bè quốc tế chi viện cho chiến trường Miền Nam, năm 1965, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt tại Cục Ngoại hối - Ngân hàng Ngoại thương, với danh nghĩa là phòng B29 hay “Quỹ đặc biệt”. Ở miền Nam, Ban Tài chính đặc biệt trực thuộc Trung ương Cục miền Nam với các bí số D270, N2683 cũng được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận chi viện của Trung ương; tổ chức cất giữ, bảo quản tiền để phục vụ lâu dài cho cuộc kháng chiến.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, tháng 6/2009, N2683 và B29 đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

III. Hoạt động ngân hàng thời kỳ 1975 - 1985

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nước ta bước sang một thời kỳ mới: thời kỳ hoà bình, độc lập, thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội sau chiến tranh. Ngành Ngân hàng đã khẩn trương tiếp quản và cải tạo hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam, xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng, thực hiện thống nhất tiền tệ trong cả nước; ban hành và thực hiện nhiều biện pháp về tiền tệ, tín dụng, quản lý ngoại hối, thanh toán để góp phần ổn định tình hình kinh tế và lưu thông tiền tệ, đáp ứng nhu cầu vốn và tiền mặt cho sản xuất, quốc phòng, an ninh và đời sống kinh tế - xã hội; mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế cho công cuộc tái thiết đất nước.

Tuy đạt được một số kết quả tích cực trong khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, song do hậu quả của chiến tranh kéo dài, cộng với việc duy trì quá lâu cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã khiến kinh tế nước ta rơi vào tình trạng suy thoái nặng nề, bội chi ngân sách ở mức cao trong nhiều năm, lạm phát có lúc ở mức 3 con số, hoạt động sản xuất, lưu thông phân phối và đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

1. Thống nhất hệ thống tiền tệ, ngân hàng cả nước

Để loại bỏ đồng tiền của chính quyền Sài Gòn ra khỏi đời sống kinh tế xã hội thống nhất tiền tệ trong cả nước, Bộ Chính trị quyết định phát hành đồng tiền ngân hàng Việt Nam ở miền Nam, thu đổi đồng tiền của chế độ Sài Gòn. Đợt thu đổi diễn ra từ ngày 22/9/1975 đến ngày 30/9/1975 với tỷ lệ 1 đồng tiền ngân hàng Việt Nam mới bằng 500 đồng tiền của chính quyền Sài gòn cũ.Sau khi đổi tiền, Việt Nam hình thành hai khu vực lưu hành tiền tệ: tiền ở miền Bắc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành, tiền ở miền Nam do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam phát hành. Hai đồng tiền đều là giấy bạc của Ngân hàng Nhà nước phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước.

2. Giai đoạn 1976 - 1980

Thực hiện chủ trương cải tiến và mở rộng tín dụng ngân hàng theo Quyết định 32/CP ngày 11/2/1977 của Hội đồng Chính phủ, Tổng giám đốc NHNN đã ban hành Thể lệ cho vay vốn lưu động và quy định về cho vay đầu tư XDCB đối với các XNQD. Hoạt động tín dụng bước vào thời kỳ cải tiến mạnh mẽ và mở rộng các loại cho vay, trước hết là đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Hệ thống thanh toán thống nhất trong cả nước được thiết lập; tình trạng công nợ dây dưa giữa các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị được giải quyết đáng kể. Quan hệ tín dụng và thanh toán quốc tế với các nước XHCN được tăng cường. Tháng 5/1977, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia Ngân hàng Đầu tư quốc tế (MIB), Ngân hàng hợp tác kinh tế quốc tế (MBES).

Để thống nhất tiền tệ trên cả nước, ngày 1/4/1978, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 08/NQ-TW về việc phát hành tiền ngân hàng mới, thu hồi tiền cũ ở cả hai miền. Ngày 2/5/1978, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu phát hành tiền mới, thu hồi tiền cũ trên cả nước.

3. Giai đoạn 1980 - 1985

Trong thời kỳ này, hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối gặp rất nhiều khó khăn. Thực hiện Nghị quyết 26/NQTW ngày 23/6/1980 của Bộ Chính trị và các quyết định của Hội đồng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, chế độ nghiệp vụ về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản, ngoại hối; thực hiện “chính sách tín dụng tích cực, coi tín dụng là mặt trận phía trước”, mở ra nhiều hình thức cho vay mới nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và tiền mặt, góp phần thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế, hỗ trợ ngành thương nghiệp quốc doanh thu mua nắm nguồn hàng phục vụ đời sống nhân dân và ổn định giá.

Cuộc thu đổi tiền tháng 9/1985 là chính sách kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực phân phối lưu thông, một bộ phận trong kế hoạch tổng điều chỉnh giá - lương - tiền nhằm ổn định sức mua của đồng tiền, phục vụ công cuộc xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa.

IV. Hoạt động ngân hàng thời kỳ từ 1986 đến nay

Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để theo Nghị quyết Đại hội Đảng VI và các Nghị quyết Đại hội Đảng sau đó, công cuộc đổi mới đất nước được triển khai mạnh mẽ, nền kinh tế chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.

Hệ thống Ngân hàng cũng từng bước đổi mới và phát triển, hoàn thiện về mô hình tổ chức, thể chế pháp lý, công nghệ và dịch vụ ngân hàng. Mô hình ngân hàng một cấp chuyển thành mô hình ngân hàng hai cấp, tách bạch dần chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng của các TCTD. Ngân hàng Nhà nước, với vai trò là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tích cực đổi mới, hoàn thiện cơ chế điều hành chính sách tiền tệ, phát triển nghiệp vụ NHTW; đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát; tăng cường hiện đại hóa công nghệ, phát triển dịch vụ ngân hàng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Hệ thống các TCTD có bước phát triển mạnh cả về quy mô và mạng lưới, loại hình sở hữu, công nghệ, dịch vụ, ngày càng đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1. Giai đoạn 1986 - 1989

Sau một thời gian tiến hành làm thử việc chuyển hoạt động ngân hàng sang kinh doanh XHCN, ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là “chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh”. Tổ chức, bộ máy của Ngân hàng Nhà nước được kiện toàn, sắp xếp lại để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, đồng thời làm chức năng ngân hàng của các ngân hàng; các ngân hàng chuyên doanh thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Theo đó, bốn ngân hàng chuyên doanh được thành lập trên cơ sở chuyển và tách ra từ Ngân hàng Nhà nước, gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

2. Giai đoạn 1990 - 1996

Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua 2 Pháp lệnh Ngân hàng. Hệ thống ngân hàng bắt đầu quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, căn bản và toàn diện phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng, Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách lãi suất dương, kết hợp sử dụng các công cụ gián tiếp với công cụ kiểm soát trực tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ; hình thành các thị trường tiền tệ; bước đầu hiện đại hóa công nghệ và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho việc vận hành hệ thống ngân hàng mới. Vốn tín dụng được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế và đạt mức tăng trưởng bình quân 36%/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trong nhiều năm.

Thời kỳ này, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (IMF, WB, ADB) được tái lập và khơi thông.

3. Giai đoạn 1997 - 2007

Năm 1997, Quốc hội thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng, tạo nền tảng pháp lý căn bản và mạnh mẽ hơn cho hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997; tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là cơ chế điều hành lãi suất. Hệ thống các tổ chức tín dụng được chấn chỉnh, củng cố, từng bước xử lý nợ tồn đọng và nâng cao năng lực tài chính. Công nghệ ngân hàng có bước phát triển mạnh mẽ; Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được đưa vào vận hành chính thức từ tháng 5/2002, các dịch vụ ngân hàng điện tử xuất hiện (E-Banking, Internet banking,...). Ngân hàng Nhà nước tham gia đàm phán gia nhập WTO và tích cực triển khai các cam kết về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

4. Giai đoạn 2008 - 2012

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 tác động rất tiêu cực đến kinh tế nước ta. Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt, từ ưu tiên kiềm chế lạm phát cao năm 2008 sang tập trung ngăn chặn suy giảm kinh tế năm 2009, khôi phục đà tăng trưởng năm 2010 và kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2011, 2012.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng, tạo nền tảng pháp lý phù hợp hơn để tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sự kiện Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IMF/WB nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị thường niên lần thứ 44 Ngân hàng phát triển châu Á, Hội nghị Thống đốc NHTW ASEAN,... khẳng định vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trong cộng đồng tài chính quốc tế.

==> NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

1. Ngân hàng Nhà nước đã bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, chủ động, linh hoạt trong điều hành các giải pháp tiền tệ, ngân hàng phù hợp với điều kiện từng thời kỳ, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

2. Khuôn khổ pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng không ngừng được hoàn thiện, ngày càng phù hợp với điều kiện Việt Nam và tiến gần đến thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước từng bước được bổ sung, hoàn thiện; năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng ngày càngđược nâng cao.

3. Hệ thống các tổ chức tín dụng phát triển cả về số lượng, loại hình hoạt động, quy mô mạng lưới, phương thức quản trị điều hành; huy động vốn và cho vay tăng nhanh, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng từng bước được đa dạng hoá, góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4. Cơ sở hạ tầng và công nghệ ngân hàng được chú trọng đầu tư và hiện đại hoá, tạo thay đổi căn bản trong phương thức giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng và trong quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh, đặc biệt là thẻ ngân hàng.

5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy quá trình tiếp cận với công nghệ, dịch vụ ngân hàng hiện đại và các chuẩn mực quốc tế về ngân hàng.

(Theo UB)

Tổng hợp đề thi tuyển dụng vào MB đợt 1/2013 (KEY)

Unknown | 04:54 | 2nhận xét


Nối tiếp sức nóng của đợt tuyển dụng MB năm ngoái, năm nay các bạn lại có cơ hội thi tuyển vào làm việc tại một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, số lượng tuyển dụng lớn và cạnh tranh công bằng.
>> Thông tin tuyển dụng đợt 1 toàn hệ thống các bạn có thể xem tại đây

Vòng 1 thi trắc nghiệm trên máy tính được chia ra thành nhiều đợt thi. Sau đây là 1 phần đề thi (đầy đủ tới 90% các câu hỏi) do các bạn đã đi thi chép lại. Một số câu không nhớ rõ đáp án (chỉ có nội dung câu hỏi), các bạn nên làm kĩ đề phòng câu hỏi sẽ ra lại trong các đợt thi sau.

Nhìn chung nội dung đề thi MB năm nay ra khá rộng bao gồm: IQ, EQ, Logic, Tiếng Anh, Hiểu biết chung, Nghiệp vụ ứng với mỗi vị trí tuyển ... Nội dung chi tiết mình đã tổng hợp trong file đính kèm phía dưới. Các bạn ấn LIKE và để lại mail để nhận Đáp án

Lưu ý: Các câu hỏi nằm trong đề thi tuyển vị trí: GDV, CVQHKH, CV thẩm định, CV tư vấn tại sàn, Kiểm soát viên
- Xem Online -


( Định dạng: PDF / Dung lượng: 727Kb / Số trang: 29 / Số câu: 250 )



(ADMIN)

Đề thi Nghiệp vụ - CV QLQH KH Cá nhân - SeAbank Hà Nội 4/2013

Unknown | 09:12 | 0 nhận xét

ĐỀ THI CHUYÊN MÔN - CV QLQH KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 
(Thời gian làm bài: 30 phút)
- ========o0o========= -

Chi tiết đề thi xem dưới đây:


( Định dạng: PDF / Dung lượng: 640Kb / Số trang 3 / Số câu: 10 trắc nghiệm + 1 BT )



(Admin)
previous Next home
 
Diễn đàn | Điều khoản | Liên hệ | Sitemap
Copyright © 2012. quynh chau - Vui lòng ghi rõ thông tin khi chia sẻ từ trang này
Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt FireFox và Google Chrome
Phát triển bởi son
TOP